Chương XXVIII: Tuổi trẻ cứ học đi

majestic view of city in evening

“Anh sợ rằng nếu mình ngừng học thì mình đang chết đi. Mình sẽ thành một kẻ lạc hậu”

Bố cậu đã từng nói với tớ như vậy khi tớ luôn mồm càu nhàu việc bố cậu suốt ngày cắm mặt vào máy tính, học về những thứ tớ gọi là “đẩu đâu”. Rồi sau này tớ mới nhận ra rằng đó là đức tính tốt của bố cậu mà tớ cần học theo. Sự học là vô biên, dù cậu có tốt nghiệp Đại học, dù cậu có đi làm nhưng cậu vẫn cần học. Học để làm việc tốt hơn, học để biết giới hạn của bản thân, học để biết rằng chúng ta vẫn chỉ là hạt cát nhỏ giữa đại dương bao la.

Nếu không học thì cậu sẽ luôn cho bản thân đúng, hoặc khi cậu đã giỏi về một vấn đề, cậu sẽ nghĩ cậu là chuyên gia. Tớ thấy bản thân rất may mắn khi gặp những người bạn đặc biệt ở  nhiều lĩnh vực từ Marketing, Giáo dục, Y tế, Khoa học và được lắng nghe họ chia sẻ kiến thức về những lĩnh vực đó. Tớ dần cảm thấy hứng thú và muốn khám phá nhiều hơn các vấn đề khác nhau của xã hội, của trí tuệ. Tớ bắt đầu đọc nhiều hơn về cơ thể con người, về bộ não và khoa học sức khỏe để thấy có những điều tớ lầm tưởng là tốt nhưng thực ra là không và ngược lại. Ví dụ như lối sống của người Châu Á không hẳn lành mạnh hơn lối sống phương Tây. Vì những cánh đồng ở Châu Á đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, nước cung cấp cho ruộng đồng thường nhiễm bẩn và có những độc tố gây hại cho sức khỏe, bởi vậy, ăn quá nhiều gạo sẽ gây ra những bệnh khó lường cho cơ thể. Vì rất có thể, gạo đã bị nhiễm độc. Hay chẳng hạn như cà phê có khả năng chống oxy hóa tốt hơn cả trà xanh. Việc uống cà phê tưởng không lành mạnh mà lại lành mạnh không tưởng. Tuy nhiên, tốt không có nghĩa là lạm dụng. Quan trọng là đúng liều lượng. Hay như việc ăn quế sẽ kiểm soát được lượng đường trong máu, giúp phòng tránh các bệnh tiểu đường, hay như việc quan trọng của bú sữa mẹ cho trẻ em sơ sinh và tâm trạng của người mẹ sẽ tạo ra hóc môn tích cực và tiêu cực cho sữa. Hóc môn đó sẽ ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ sơ sinh, thậm chí đến cả tương lai của đứa trẻ. Hay như việc ăn nhiều tinh bột hơn các chất béo từ động vật sẽ giúp con người trở nên bình tâm hơn, ít áp lực và cáu gắt hơn. Có một chị bạn đã nói với tớ rằng, khi chúng ta tiêu thụ sản phẩm thịt từ những động vật có bộ não lớn như bò và lợn, chúng ta vô tình bị điểu khiển bởi bộ não ấy. Trái lại, nếu ăn thịt gà hay cá, con người sẽ lành tính hơn, sống mềm mại hơn và biết kiểm soát ban thân hơn. Càng gặp những con người đặc biệt, càng đọc nhiều, càng học nhiều tớ lại càng cảm thấy bản thân thật không biết gì cả. Cũng như bố cậu, từ một anh chàng tốt nghiệp ngành Tài Chính, ra trường làm việc cho công ty Xuất Nhập Khẩu giờ đây đã trở thành kĩ sư Công nghệ thông tin chuyên lập trình phần mềm. Bắt đầu học lại từ đầu khi đã hai mươi sáu tuổi nhưng bố cậu đã làm rất tốt. Thế mới nói, dù ở độ tuổi nào, con người vẫn có thể học được, vẫn hoàn toàn tiếp thu được những điều mới. Tớ đã học cách ngừng đổ lỗi cho hoàn cảnh và tuổi tác để biết bản thân hoàn toàn làm được những gì. Ba Mươi chưa phải là hết mà.

Kiến thức là một chuyện nhưng có kiến thức chưa chắc đã trở thành con người có trí tuệ. Tớ rất may mắn khi được bà cậu khai sáng cho khóa học về trí tuệ để biết được bản thân đã sống theo lối sống Trí Tuệ hay là theo thói thường. Tớ kết luận ra một điều rằng: Tớ hoàn toàn sống theo thói thường. Rất buồn cười đúng không? Đã đến lúc tớ cần rèn luyện để bỏ qua những thói thường, tu tâm để không khẩu nghiệp, sống bình thản, có trí tuệ và sống từ bi bằng tình yêu thương. Như Đức Phật nói, con người khi sinh ra không khác nhau là mấy mà do môi trường và tu luyện mà trở nên khác nhau mà thôi. Một người Nhật đã nói: mỗi một người dân Nhật là một viên đất sét, nhiều viên đất xét kết dính với nhau tạo thành một sản phẩm rất hữu ích cho cuộc sống, tuy nhiên đối với Việt Nam, họ nói rằng: Mỗi người dân Việt Nam là một viên kim cương (kim cương đứng một mình và không kết hợp được với cái gì cả). Tính cá nhân của người dân Việt Nam rất cao, tính hợp tác kém. Khi sức mình thì có hạn mà sức người vô hạn, giỏi đến mấy thì chỉ một số lĩnh vực. Sức mạnh cộng hưởng của nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau mang lại giá trị lớn. Điều này đã giúp tớ nhận ra rằng ai cũng mắc một sai lầm: Luôn ôm việc vào mình vì không tin người khác. Tớ đôi lúc cũng vậy. Trí tuệ đã dạy tớ rằng trong cuộc sống tự nghĩ tự làm gây nhiều bất ổn. Là phụ nữ không cần biết quá nhiều thứ, có thể biết làm tất cả mọi việc nhưng hãy nhường cho người đàn ông có cơ hội thể hiện những điều đó. Phụ nữ có thể mạnh mẽ bên trong, có quyền yếu đuối khi cần thiết để được bảo vệ và che chở.

Hồi bé, tớ rất ghét bản thân tớ, một cô bé ngang bướng, quá cá tính, nóng tính và hậu đậu. Tớ vốn là đứa rất dễ tự ái cho đến ngày việc lớn lên làm tớ nhận ra, tớ cần sống để trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân. Việc học hỏi từ những con người đặc biệt xuất hiện trên đường đời, học được từ những lời khen chê khi bắt đầu bập bõm bước ra khỏi cổng trường Đại học, tớ đã thay đổi rất nhiều. Tớ học cách lắng nghe và nén cái tôi của tớ bé lại để trở thành một người khổng lồ. Và tớ nhận ra, đó là khởi nguồn của “trí tuệ”

Trí tuệ không dừng ở đó, học trí tuệ là học cả cách yêu thương….

Tình rộng lớn muôn đời không thay đổi; Tình yêu thương cho muôn loại cậy nhờ; Tình này mãi mãi cho sông núi; Tình tỏa ngát hương đến mọi người”. Mọi thứ sẽ ra đi chỉ có tình người là ở lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *