Khởi đầu với “What the Health” và “Cowspiracy”

closeup photo of slice of orange

“What The Health” và “Cowspiracy” là hai bộ phim tài liệu của Kip Andersen và Keegan Kuhn. Cả hai bộ phim đều nói về ảnh hưởng của việc tiêu thụ thịt động vật, trứng, sữa đến cuộc sống của con người, đến môi trường và sức khỏe.

Hai bộ phim có sự tham gia của những bác sĩ, nhà dinh dưỡng nổi tiếng của Mỹ, những người có đóng góp rất lớn cho việc điều trị bệnh nhân bằng thực phẩm và trị liệu tự nhiên thay vì đưa cho bệnh nhân đơn thuốc.

Cậu sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi đồng hành cùng Kip Andersen trong cả hai bộ phim này. Ngạc nhiên vì điều gì ư? Đây, tớ sẽ tóm lược lại giúp cậu nhé!

  1. Sự thật về ngành nông nghiệp chăn nuôi
  • Cậu có biết rằng, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chịu trách nhiệm đến 18% lượng khí thải nhà kính, nhiều hơn lượng khí thải tổng hợp từ các phương tiện giao thông? (Theo “Livestock’s Long Shadow: các vấn đề môi trường và các lựa chọn”. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc. Rome 2006)
  • Chăn nuôi và các sản phẩm phụ từ chăn nuôi chiếm ít nhất 32.000 triệu tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm, hay 51% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới. (Theo Goodland, R Anhang, J. “Chăn nuôi và Biến đổi khí hậu: Điều gì sẽ xảy ra nếu các tác nhân chính trong biến đổi khí hậu là lợn, gà và bò)
  • Chăn nuôi là nguyên nhân gây ra 65% tổng lượng phát thải nitơ oxit liên quan đến con người – một loại khí nhà kính có khả năng làm ấm lên toàn cầu gấp 296 lần so với khí cacbonic và tồn tại trong khí quyển trong 150 năm. (Theo “Livestock’ Long Shadow: environmental issues and options”. FAO. Rome. 2006; “Emissions of Greenhouse Gases in the United States”. U.S. Energy Information Administration. March 31, 2011)
  • Mức tiêu thụ nước cho nông nghiệp chăn nuôi dao động từ 34-76 nghìn tỷ gallon hàng năm (Theo Hoekstra, Arjen Y. “The water footprint of food”. Water for Food; Mekonnen, Mesfin M. & Hoekstra, Arjen Y. “A Global Assessment of the Water Footprint of Farm Animal Products”. Ecosystems (2012) 15: 401-415)

2. Sự thật về việc tiêu thụ thịt với sức khỏe con người

  • Chỉ cần ăn một phần thịt mỗi ngày, nguy cơ bị tiểu đường sẽ tăng đến 51% (Theo Pan, An, et al “Red meat Consumption and risk of type 2 diabetes: 3 cohorts of US adults and an updated meta-analysis”. American Journal of Clinical Nutrition. August 2011
  • Ăn một quả trứng mỗi ngày tương đương với hút 5 điếu thuốc 1 ngày. (Theo Greger, M.D, Michael “Eggs vs. Cigarettes in Artherosclerosis”. NutritionFacts.org video. Volume 12. March 11th, 2013)
  • Động vật được chăn nuôi công nghiệp hầu hết được cho ăn những đồ ăn đã bị biến đổi gen (GMO) (Theo “Contribution ofGM Technology to the Livestock Sector”. International Service for the Acquisition of Agri-Biotech Applications. Pocket K No. 11
  • Sữa không hề có tác dụng nuôi dưỡng những bộ xương chắc khỏe (Theo Lanou, Amy Joy “Bone health in children”. British Medical Journal. 2006 Oct 14; 333(7252): 763-764)

3. Sự thật về các tổ chức về ung thư, sức khỏe, và môi trường trên thế giới

Kip Andersen đã kiên trì đi tìm những vị đứng đầu của các tổ chức về sức khỏe như Hiệp hội Ung Thư Mỹ và một vài Tổ chức khác nhưng không hề được ủng hộ. Ngược lại, Kip không nhận được những lời hồi đáp nào thỏa đáng cho những câu hỏi về ảnh hưởng của thịt động vật đến sức khỏe con người. Ngạc nhiên hơn, Hiệp hội Ung thư Mỹ lại gợi ý chế độ ăn thịt hun khói và thịt đã qua chế biến cho những bệnh nhân mắc tiểu đường trên trang web của họ. Khi Kip lần mò vào phần nhà tài trợ cho Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, anh phát hiện ra rằng các nhà tài trợ đều là những công ty đến từ ngành công nghiệp thuốc, công ty sản xuất thịt và sữa. Tương tự như với Cowspiracy, các tổ chức về môi trường không thể đưa ra một cái gật đầu cho câu hỏi vì sao ngành chăn nuôi lại gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến biến đổi khí hậu.

Cậu hãy thử xem hai bộ phim trên nhé! Có thể việc xem hai bộ phim không giúp cậu thay đổi hoàn toàn về chế độ ăn uống nhưng cũng sẽ giúp cậu nhận ra cậu cần làm gì để thay đổi thế giới này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *