Lựa chọn sản phẩm an toàn cho cơ thể

Hi, chào cậu, cậu đã sẵn sàng xách làn lên và đi chợ cùng tớ chưa? Nào, mình cùng đi nhé!

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi siêu thị nhé! Cậu có bao giờ đọc kĩ nguyên liệu ghi trên nhãn mác của sản phẩm trước khi mua chúng chưa? Tớ khá chắc là đại đa số chúng ta thường không mấy để ý. Ví dụ, cậu mua hộp sữa chua, cậu tin rằng sữa chua rất tốt cho sức khỏe và ngay lập tức, cậu sẽ mua ngay mà không cần để ý đến thành phần nguyên liệu để làm nên hộp sữa chua đó. Rất tiếc, hộp sữa chua đó có rất nhiều đường, thậm chí, lượng đường vượt quá mức cho phép khi nạp vào cơ thể. Vậy dưới đây là các tips giúp cậu lựa chọn được món đồ ăn cậu thích mà không hề có hại cho cơ thể nhé!

  1. Tránh mua những sản phẩm được làm từ quá nhiều nguyên liệu

Không chỉ riêng đồ ăn, thực phẩm, cậu cũng cần chú ý đến nhãn mác của các loại mỹ phầm. Nếu như các sản phẩm làm đẹp và các đồ ăn đóng gói có một bản danh sách dài loằng ngoằng những thành phần mà cậu không hiểu thì có nghĩa là cậu nên đặt sản phẩm hoặc đồ ăn đó xuống, trả lại nơi sản xuất nhé! Lí do là bởi nhiều nguyên liệu chứng tỏ sản phẩm đó đã trải qua rất nhiều công đoạn chế biến. Càng được chế biến nhiều, dinh dưỡng và tác dụng của sản phẩm sẽ giảm đi đáng kể. Vậy nên “The fewer the better” – Càng ít thì càng tốt nhé!

2. Tránh mua các sản phẩm mà đường nằm trong top 3 các nguyên liệu chính.

Cái gì ngon ngào cũng đều thu hút nhưng ngọt quá đôi khi không tốt chút nào.

Cũng giống ăn thịt, khi cậu ăn một miếng socola sữa ngọt ngào, não của cậu sẽ sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh Dopamine, chất này sẽ truyền lên vỏ não trước – nơi chi phối suy nghĩ cũng như quyết định của cậu. Dopamine sẽ kích thích khoái cảm tự thưởng trong não (pleasure – reward cycle), não sẽ nhắc nhở cậu rằng: “Ê, miếng này ngon đấy, tao thấy rất vui, mày ăn tiếp đi”. Và thế là, một miếng, hai miếng, cậu sẽ tiếp tục ăn đến khi nào bạn “não” báo hiệu rằng bạn ấy chán rồi, cậu ngừng lại đi.

Vấn đề không nằm ở cảm giác, nó nằm ở tác hại của đường lên cơ thể của cậu. Sau khi ăn đồ ngọt, sau vài phút, đường sẽ chuyển vào máu, đường và protein trong quá trình chuyển hóa và điều kiện nhiệt độ cơ thể người sẽ tan chảy vào nhau và bị oxy hóa (phản ứng “Maillard”). Các protein bị oxy hóa sẽ đông tụ lại và không hoạt động bình thường dẫn đến các hiện tượng như da bị nứt nẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, protein ở cơ không thể co bóp mạnh mẽ, chức năng não suy giả, cơ thể bị lão hóa…

Cậu hãy thử làm một thí nghiệm: quan sát trẻ em trước khi ăn bánh ngọt và sau đó. Trẻ em thường trở nên nghịch hơn, khó ngủ và có tính hiếu chiến hơn khi ăn đường. Vậy nên đường cũng kiểm soát cảm xúc của con người. Vị của đường tuy ngọt nhưng chức năng của đường lại khiến cơ thể nhận nhiều “vị đắng”.

Vậy nên, hãy chú ý đến tỉ lệ đường có trong các sản phẩm mà cậu tiêu dùng nhé! Nếu không có đường thì càng tốt.

Bao nhiêu đường là đủ? Theo tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, mỗi ngày chúng ta chỉ nên tiệu thị ít hơn 10% lượng đường trong khẩu phần ăn, và khuyến khích giảm xuống còn 5%, nghĩa là mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn tối đa 15g và muối tối đa 5g. Càng ít càng tốt nhé!

Nguồn: https://www.who.int/nutrition/publications/en/nut_needs_emergencies_text.pdf

3. Hạn chế những nguyên liệu không cần thiết

Nguyên liệu không cần thiết và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như chất bảo quản, mùi và màu nhân tạo, gelatin, corn syrup, cần được hạn chế và chú ý.

4. Hạn chế những nguyên liệu mà cậu thậm chí không thể đọc được tên

Nếu cậu để ý bao bì và nhãn mác của một số mỹ phẩm và thực phẩm đóng gói thì cậu sẽ nhận ra có rất nhiều thành phần cậu và tổ tiên của chúng ta đều không thể đọc nổi tên vì quá dài, quá phức tạp và có mùi hóa học. Đa phần những thành phần đó đều là thành quả nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm, nó không phải đồ ăn và dĩ nhiên không phù hợp cho cơ thể rồi.

5. Hạn chế nước uống có ga, nước hoa quả đóng chai.

Nước uống có ga và nước hoa quả đóng chai đều chứa rất nhiều muối và đường. Hấp thụ quá nhiều Sodium trong muối là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch và ung thư, đường là nguồn cơn của sâu răng, béo phì. Nếu cậu thấy sợ thì hãy cùng uống nước hay về nhà làm một ly nước cam tự nhiên, thế là tuyệt vời lắm rồi!

6. Chú ý đến tỉ lệ chất béo bão hòa và chất béo biến đổi

Theo tổ chức WHO, để tránh tăng cân một cách không lành mạnh, tổng chất béo không được vượt quá 30% tổng năng lượng ăn vào. Lượng chất béo bão hòa hấp thụ phải ít hơn 10% tổng năng lượng ăn vào và lượng chất béo chuyển hóa ít hơn 1% tổng năng lượng ăn vào. Chuyển từ chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans fat) sang chất béo không bão hòa (unsaturated fat) là tốt nhất.

Với 6 điều cơ bản trên, tớ mong cậu sẽ có một lối tiêu dùng thông minh để có một sức khỏe tốt và trẻ hóa cơ thể cũng như làn da của cậu. Cố lên nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *